Vào ngày 22/05/2022 tại chùa Tâm Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ phóng sinh trên sông Tiền, là khu vực cấm đánh bắt ở TP. Hồng Ngự, Đồng Tháp. Với sự tham gia của hàng trăm phật tử đến từ khắp nơi.
Trong đó, với hơn 3 tấn cá đã được các phật tử thả về môi trường tự nhiên. Việc phóng sinh cá để nuôi dưỡng lòng từ bi theo nhà Phật mà còn có ý nghĩa tái tạo nguồn lợi thủy sản, góp phần kiến tạo sự sinh sôi của đàn cá trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó phát triển bền vững kinh tế thủy sản.
Sông Tiền thuộc địa phận của TP. Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, là vùng cửa sông có nhiều dòng chảy, là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sản, cùng với nguồn xã hội hóa với hình thức vận động là người dân, các tổ chức từ thiện để tạo một số điểm cho cá ăn, nhanh chóng tăng trưởng, sinh sôi.
Hiện đàn cá sông gần bến thuyền, được bổ sung thức ăn nên khá đông, chủ yếu cá mè vinh, điêu hồng, cá tra và đa dạng loài thủy sản khác.
Thành phố cũng triển khai dự án hỗ trợ người dân chuyển đổi từ đánh bắt ngoài tự nhiên sang nuôi trồng.
Trong đó, Hồng Ngự là địa phương đầu tiên cấm đánh bắt thủy sản dưới mọi hình thức để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên đang dần cạn kiệt.
Mặt khác, theo thông tin được biết từ chính quyền địa phương đoạn sông này mỗi năm thường được người dân thả hàng tấn cá phóng sinh, song sau đó lại bị một số người đánh bắt theo kiểu tận diệt. Vì vậy, những năm qua lượng cá trên đoạn sông sụt giảm nghiêm trọng.
Đồng thời, về điều kiện tự nhiên của Việt Nam và đặc biệt miền Tây Nam Bộ; tuy “rừng vàng biển bạc” nhưng đánh bắt cần kết hợp với việc nuôi dưỡng, tái sinh để đảm bảo được việc bảo vệ tự nhiên và gìn giữ môi trường. Tuy Sông Tiền dài hơn 230 km, là một nhánh của sông Mêkong chảy từ Campuchia vào Đồng bằng sông Cửu Long qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre. Cùng với sông Hậu, sông Tiền có lượng cá, tôm dồi dào, nhất là thời điểm lũ từ thượng nguồn đổ về. Nhưng nhu cầu kinh tế con người ngày càng cao mà cái gì cũng sẽ cạn dần nếu không có ý thức gìn giữ.
Trong một diễn biến khác Hoa khôi Bảo Ngọc kết hợp với sư phụ Thích Thiện Quý, Hội thiện nguyện tùy duyên và bếp từ thiện Bình Dương đã kêu gọi người dân bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, mà cụ thể là lượng cá đang dần cạn kiện trên sông.
Hoa khôi Bảo Ngọc cho biết: “Việc bảo vệ cá nói riêng và các sinh vật khác trên khu vực sông Tiền là một hành động vừa thiết thực vừa mang tính nhân văn. Trong đó, sự thiết thực là hành động chung tay để bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trong quan niệm Phật giáo cuộc sống luôn có tính nhân quả tuần hoàn. Việc phóng sinh cũng là một phần giảm bớt việc tạo nghiệp cho con người…”
Vấn đề kêu gọi chung tay với những người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng sẽ đóng góp rất lớn đến giá trị vĩnh hằng, bền vững đối với cuộc sống nội tâm, sự yêu thương vạn vật xung quanh con người. Con người đang sống ở cõi tạm, vì vậy hãy làm cho thật tốt, ý nghĩa nhất để khi về cõi tà bà con người không phải hối hận hay hối tiếc điều gì!
Với tư cách là hoa khôi, doanh nhân Bảo Ngọc luôn hướng tới cộng đồng, mang lại cho cộng đồng những giá trị sống tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Ở đó, không chỉ là sự yêu thương giữa người với người mà còn là tình yêu thiên nhiên, sinh vật và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, cùng chung tay xây dựng một cuộc sống xanh hài hòa, vững bền.